Các phong tục ngày Tết của người Việt
Các phong tục ngày Tết của người Việt. Tết Nguyên đán hay Tết cổ truyền là ngày Tết quan trọng nhất của người Việt. Các thành viên trong gia đình dù có học tập, làm việc ở đâu cũng muốn được trở về đoàn tụ cùng gia đình và người thân. Có rất nhiều những truyền thống văn hoá tốt đẹp luôn được người dân gìn giữ từ đời nay qua đời khác. Bạn đã biết hết các phong tục ngày Tết của người Việt chưa? Hãy cùng chúng tôi Giá vé máy bay tết (.net) 1900 63 60 63 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cúng ông Công ông Táo
Cúng ông Công ông Táo hay thường gọi là ngày ông Táo lên chầu trời sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo thông lệ, vào ngày này người dân lại trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, làm cơm cúng để tiễn ông Táo lên thiên đình báo cáo mọi công việc trong năm qua của gia đình với Ngọc Hoàng. Một điều không thể thiếu trong ngày này chính là việc cúng cá chép – đây là phương tiện ông Táo dùng để lên trời. Sau khi cúng, cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ. Điều này, thể hiện được tính nhân văn, lòng nhân ái của người Việt.
Cúng ông Công – ông Táo
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Từ những ngày 27, 28, 29 Tết, nhà nhà háo hức chuẩn bị lá dong, gạo nếp, thịt heo, để gói bánh chưng, bánh tét. Đặc biệt, những đứa trẻ vô cùng háo hức khi được ngồi “trông bánh chưng, chờ trời sáng”. Người ta thường nói rằng, thấy bánh chưng là thấy Tết.
Gói bánh chưng, bánh tét
Đi chợ hoa dịp Tết
Tết đến ai cũng muốn trang trí nhà cửa thật đẹp, trưng thật nhiều hoa để tô điểm thêm sắc xuân cho ngôi nhà của mình. Chính vì vậy, đi chợ hoa ngày Tết là một việc làm không thể thiếu. Bất cứ nơi đâu, những khu chợ hoa với vô vàn loại hoa từ khắp mọi miền tổ quốc được bày bán đẹp mắt từ hoa đào, hoa mai, hoa đồng tiền, lay ơn, thược dược, hoa ly, hoa lan. Ai cũng muốn chọn cho mình những chậu hoa đẹp nhất, tươi nhất để trưng bày cho ngày Tết thêm sung túc, ấm áp hơn.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một hình thức tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà tổ tiên bằng việc dâng lên những loại trái cây tươi ngon nhất. Thông qua đó, mỗi loại trái cây đều mang một ý nghĩa biểu trưng cho mong muốn năm mới bình an, sức khoẻ, may mắn, an khang thịnh vượng. Mỗi một vùng miền lại có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau nhưng đều không làm mất đi những tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc.
Mâm ngũ quả người Bắc
Thăm mộ tổ tiên
Hàng năm, cứ đến ngày cuối năm khoảng 28, 29, 30 Tết là mọi người lại cùng nhau ra mộ quét vôi, dọn dẹp, cúng để mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết đoàn viên cùng con cháu. Điều này, thể hiện rõ truyền thống hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Cúng tất niên
Cúng tất niên là một truyền thống được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Thường được tiến hành vào chiều tối ngày 30. Tuỳ vào mỗi vùng miền khác nhau mâm cơm cũng sẽ có sự chuẩn bị, bày biện khác nhau. Cúng tất niên thể hiện tấm lòng tri ân, biết ơn trời đất, các vị thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua và cầu mong một năm mới suôn sẻ, phát đạt, may mắn. Cũng là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người Việt là: Gà luộc, xôi gấc, bánh chưng, bánh tét, giò lụa, nem rán, canh măng, canh khổ qua, dưa hành…
Mâm cơm cúng tất niên
Đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc vô cùng thiêng liêng, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thông thường, vào đêm giao thừa mọi người trong gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cúng giao thừa và sau đó thụ lộc vui vẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây người dân sẽ thường đi xem bắn pháo hoa vào giao thừa để đón chào năm mới trong niềm hân hoan, rộn ràng.
Bắn pháo hoa giao thừa
Xông đất
Xông đất là nét văn hoá lâu đời của người Việt. Theo quan niệm dân gian, thì sau khi giao thừa ai là người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất. Thông thường, gia chủ sẽ tính toán rất kỹ, tuỳ vào tuổi tác, sức khoẻ, đức tài, sự nghiệp để chọn người xông đất. Bởi người này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận hạn của gia đình mình trong mới.
Phong tục chúc tết và mừng tuổi
“Mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy”. Chúc Tết là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam. Sáng mồng 1 Tết con cháu sẽ hội tụ đầy đủ về để chúc Tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, sự tôn kính đối với bậc sinh thành. Ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi lại cho con cháu những phong bao lì xì đỏ với niềm thương yêu, hy vọng về những điều may mắn và thăng tiến trong năm mới.
Phong tục chúc tết và mừng tuổi
Những phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền là nét văn hoá thật đẹp của dân tộc. Thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn của con người đối với trời, đất, thần linh và ông bà cha mẹ. Đồng thời là niềm tin yêu gửi gắm để cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Chúng ta hãy cùng gìn giữ và truyền dạy lại cho những thế hệ sau để nối tiếp những truyền thống tốt đẹp ấy nhé!
Đặt mua vé máy bay Tết tại Giavemaybaytet.net
Bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch cho việc mua vé máy bay nhưng lại hoang mang không biết nên chọn lựa phòng vé nào? Hãy đến với Giavemaybaytet.net – địa chỉ đặt vé máy bay Tết nội địa và quốc tế thông minh, uy tín chất lượng và vô cùng thân thiện được nhiều hành khách tin tưởng. Khi đặt vé máy bay tại Giavemaybaytet.net, bạn chỉ cần nhập các thông tin chi tiết về chặng bay (điểm đi, điểm đến), thời gian (ngày đi – ngày về); hệ thống sẽ tự động tìm kiếm tất cả các chuyến bay có giá tốt nhất giúp bạn dễ dàng chọn được một chặng bay phù hợp. Được tích hợp công nghệ tìm vé hiện đại chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được những tấm vé ưng ý theo nhu cầu.
Để được hướng dẫn trực tiếp và cung cấp những thông tin mới nhất về giá vé máy bay Tết, ngay từ bây giờ bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho chúng tôi qua 1900 63 60 63. Những booker chuyên nghiệp nắm vững thông tin chi tiết về tất cả các chặng bay nội địa Tết sẽ giải đáp, tư vấn và hỗ trợ cho bạn. Ngoài ra nếu bạn có những thắc mắc về quy định hành lý, điều kiện từng loại vé, quy định giấy tờ bay, quy định dành riêng cho khách hàng đặc biệt… sẽ được chúng tôi giải đáp tận tình nhất.
Giá vé máy bay tết
45 Nguyễn Cửu Vân, Q. Bình Thạnh